Da của trẻ sơ sinh cho đến khoảng 24 tháng tuổi rất mỏng và nhạy cảm, do cơ địa của từng bé mà việc phải mặc tã bỉm thường xuyên hoặc bé đi ngoài tiêu chảy dài làm cho da tiếp xúc với phân và nước tiểu, trong môi trường ẩm ướt gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh. Đôi khi là do bố mẹ dùng khăn giấy ướt, xà bông có chứa cồn, chất tẩy rửa hoặc dung dịch làm mềm vải cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này. 

[wpsm_toplist]

Tã bỉm mang đến sự tiện lợi cho việc vệ sinh của bé nhưng lạm dụng bỉm tã quá mức khiến vùng mông, háng chân, hậu môn và bộ phận sinh dục trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh về da phát triển. Nhằm hỗ trợ bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp, cách vệ sinh trẻ nhỏ đúng cách, phòng và điều trị bệnh hăm tã sơ sinh hiệu quả, chúng tôi tổng hợp các thông tin trong bài viết dưới đây:

Mức độ hăm tã ở trẻ

Mức độ hăm tã ở trẻ nhỏ
Các cấp độ hăm tã bỉm ở háng, bẹn, mông của trẻ nhỏ

Hăm tã bỉm ở trẻ em được định nghĩa là một chứng bệnh phát ban ở da (viêm da), thường có vùng da tiếp xúc với bỉm, tã của trẻ. Thông thường, vùng da tiếp xúc với tã bỉm sẽ ửng đỏ, sáng bóng, nặng hơn thì có thể nứt nẻ da, đóng vẩy, thậm chí gây loét và viêm nhiễm ở khu vực da bị hăm. Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không chữa kịp thời  khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí biếng ăn, sụt cân và có thể viêm nhiễm lên bộ phận sinh dục của trẻ.

Tại sao trẻ bị hăm?

Trẻ bị hăm do nhiều nguyên nhân gây ra, hầu như tỷ lệ đồng đều trên cả bé trai và bé gái. Chúng ta sẽ cùng phân tích các nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị hăm ở các vùng da nhạy cảm. 

Do da bị cọ xát:

Da của trẻ sơ sinh rất mềm và nhạy cảm, vì vậy những cọ xát liên tục giữa da với khăn, quần áo, tã bỉm dẫn đến nguy cơ vùng da đó bị hăm là rất cao. Hăm do cọ xát thường gặp hơn với các bé bụ bẫm, các vùng ngấn da như vùng nếp gấp đùi với bụng, nách, ngấn cổ, ngấn tay chân và háng….Các nếp gấp vùng này sâu, vệ sinh khó, da bị cọ xát với nhau gây nên hăm.

Do bị hăm tã bỉm

Bé bị hăm do tã bỉm cũng đến một phần do da cọ sát với tã bỉm, nhưng nguyên nhân chính là do độ ẩm của vùng da tiếp xúc với bỉm tã. Do vậy việc giữ cho vùng da dưới tã bỉm luôn được khô ráo và thoáng mát là điều vô cùng cần thiết để phòng bệnh về da.

Khi bé mặc tã bỉm thì nước tiểu dù có vô trùng nhưng gặp các vi khuẩn trên da sẽ phân hủy thành ammonia làm da bé bị kích ứng. Tương tự thì bé đi ngoài – tiêu chảy, bé đang bị rối loạn tiêu hóa cũng dẫn đến hăm tã. Các mẹ không nên chủ quan điều này, dù có sử dụng loại tã bỉm thấm hút tốt cũng nên thay thường xuyên, bởi trên cái tã bỉm bốc mùi sẽ đồng thời xuất hiện vô vàn vi khuẩn gậy bệnh cho da.

Do dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, quần áo

Một số loại mỹ phẩm, quần áo không phù hợp với da hoặc do hệ tiêu hóa của bé không tiếp nhận một số loại thức ăn gây ra phản ứng lại thể hiện qua da, đó là dị ứng da. Bé có thể bị hăm do dị ứng với mỹ phẩm và thức ăn khi không được xử lý kịp thời.

Do sử dụng chất tẩy rửa, chất làm mềm vải

Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.

Ngoài ra khi sử dụng một số loại khăn giấy ướt không đảm bảo có chứa cồn, chất tẩy rửa cũng là nguyên nhân khiến bé bị hăm nghiêm trọng. Tham khảo một số loại khăn giấy ướt tốt cho bé đang bán tại Adayroi.

Do vệ sinh không đúng cách

Đồ ăn, sữa, nước rớt trên người bé hoặc khi thay tã bỉm nhưng không được vệ sinh đúng cách khiến cho da của bé có thể bị hăm đấy nhé.

Do da bé quá nhạy cảm

Dù cho bạn cố giữ vùng da quấn tả của bé sạch sẽ và thông thoáng nhất, đồ ăn đảm bảo, mỹ phẩm chính hãng thì bé vẫn có thể bị hăm tã bỉm, hăm cổ tấn công nếu da quá nhạy cảm. Trong khí đó, một vài bé lại chẳng bao giờ bị hăm dù có “hơi bẩn một chút”, tã bỉm không được thay thường xuyên.

Tham khảo một số loại kem trị hăm bán chạy tại Adayroi

[content-egg module=AE__adayroicom]

Bé thường bị hăm ở đâu?

Hăm da có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu hoặc trên toàn bộ cơ thể trẻ sơ sinh, tuy nhiên tại một số vùng da vẫn thường xuyên bị hăm và là nơi bạn cần quan tâm nhiều hơn để vệ sinh cho bé.

Bé bị hăm cổ, đùi, nách

Trẻ sơ sinh tăng cân nhanh ở giai đoạn đầu, vì vậy trên một số khu vực như cổ, tay, chân, đùi và mông thường xuất hiện các ngấn. Đây cũng chính là nơi trú ẩn của mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn, là môi trường thuận lợi cho bệnh hăm phát triển. Vì vậy dễ thấy các bé bị hăm cổ, đùi thường khá bụ bẫm.

Cùng với sự ứ đọng mồ hôi, ghét bẩn, cọ xát giữa cổ áo vớ làn da nhạy cảm ở cổ khiến cho vùng da ở đây dễ bị viêm và hăm hơn.

Bé bị hăm ở mông, bẹn, hậu môn, bộ phận đi tiểu

Vùng da ở mông, bẹn, hậu môn thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải (phân và nước tiểu) khiến cho độ ẩm cao là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh về da phát triển. Bé vận động cọ xát ở vùng bẹn, bộ phận sinh dục với quần áo, tã bỉm làm cho vi khuẩn bệnh hăm ở đây càng dễ dàng tiếp xúc hơn.

Khi bé bị hăm ở mông, háng, hậu môn và bộ phận sinh dục sẽ rất khó chịu vì chỉ cần cử động là bé cảm thấy đau, nên trong thời gian này bé thường quấy khóc nhiều hơn.

Dấu hiệu nhận biết

Bố mẹ rất dễ dàng nhận biết triệu chứng bệnh hăm tã, hăm cổ trên cơ thể bé. Một số dấu hiệu rõ ràng nhất dưới đây xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh:

Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm
Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm

Biển hiện:

  1. Quấy khóc nhiều, ngủ không ngon giấc.
  2. Phần da bị hăm nổi mẩn đỏ, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc với tã bỉm, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, và vùng cổ, nách, đùi tiếp xúc với quần áo.
  3. Chạm vào các vùng da bé sẽ khó chịu.
  4. Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da

Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên

Làm sao để tránh hăm da

Giữ vệ sinh đúng cách cho trẻ và luôn cho phần da tiếp xúc với tã luôn khô ráo, thoáng mát là điểm mấu chốt trong việc phòng tránh hăm da ở trẻ sơ sinh. Như các nguyên nhân đã chỉ ra thì không thể ngăn ngừa hoàn toàn các nguy cơ gây bệnh hăm da.

Vệ sinh cho trẻ đúng cách
Vệ sinh đúng cách để bé không bị hăm, viêm da

Tại vùng da trên cổ, nách, ngấn tay, ngấn chân

  • Vệ sinh, lau rửa nhẹ nhàng và thường xuyên cho bé.
  • Không mặc quần áo quá chật, thay áo thường xuyên nếu bé ra nhiều mồ hôi.
  • Không sử dụng các sản phẩm khăn, tã giấy ướt chứa cồn và chất tẩy rửa.
  • Không giặt xả quần áo với chất tẩy rửa hoặc nước làm mềm vải có chất dễ gây kích ứng da.

Tránh hăm tã bỉm

  • Luôn đảm bảo vùng da dưới tã bỉm không bị ẩm ướt, nếu tã bỉm đã ướt, bẩn thì cần thay cho trẻ càng sớm càng tốt.
  • Vệ sinh vùng mông, háng, bộ phận sinh dục của bé nhẹ nhàng và sạch sẽ.
  • Mặc hoặc dán tã bỉm mới sau khi bé đã được lau khô.
  • Không nên cột tã bỉm quá chặt mà nên để đủ rộng cho da được thông thoáng.
  • Hạn chế tiêu chảy và các bệnh đường ruột bằng cách tiêm phòng.
  • Ngoài ra với thức ăn, mỗi lần chỉ nên ăn một số thực phẩm nhất định để chờ xem có phản ứng dị ứng hay không rồi mới tiếp tục.

Chọn những loại tã bỉm phù hợp: thời kỳ trẻ sơ sinh, đa số các mẹ hiện nay đều sử dụng tã bỉm cho con. Không phủ nhận những lợi ích của dùng tã bỉm với trẻ, song bạn cần chọn loại tã bỉm phù hợp với con.

Kinh nghiệm cho thấy, bạn nên chọn tã bỉm có tính thấm hút tốt, mềm để vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã bỉm của trẻ luôn khô ráo và sạch sẽ. Bên cạnh đó, cần sử dụng size tã bỉm đúng số, căn cứ theo tháng tuổi, khối lượng, vòng đùi của trẻ để đảm bảo chúng không bị quá chật. Kiểm tra khi bé mặc tã bỉm vào là ôm vừa vặn, độ co giãn tốt, không bị xô lệch tã khi vận động. Nếu bạn cho trẻ mặc bỉm quá chật sẽ khiến vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã bị cọ sát nhiều, bí da và sẽ dễ gây hăm da hơn.

Thường xuyên kiểm tra và thay tã bỉm cho bé: việc kiểm tra tình trạng tã bỉm và thay kịp thời khi cần sẽ hạn chế hăm da cho trẻ. Thời gian trung bình bạn nên thay cho trẻ là 4 h/lần, tuy nhiên, phải căn cứ vào tình trạng thực tế của trẻ để thay bỉm cho con. Nếu trẻ đã ị ra tã, bạn cần thay bỉm và vệ sinh ngay cho trẻ. Hạn chế để các vi khuẩn và các thành phần trong nước thải ngấm ngược vào da trẻ gây hăm da.

Vệ sinh da trẻ đúng cách: thao tác vệ sinh khi thay tã bỉm cũng rất cần thiết. Luôn phải vệ sinh tay bạn thật sạch, sau đó, dùng dùng nước ấm lau rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với bỉm tã, lau khô toàn bộ vùng da trẻ bằng khăn mềm, sau đó mới bôi một lớp kem chống hăm mỏng và đều lên vùng da mông, bẹn, bộ phận sinh dục…nhằm tạo lớp màng bảo vệ cho da bé. Lớp kem này cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, do vậy, mỗi lần thay tã bỉm bạn nên bôi lại lớp kem phòng chống hăm tã một lần.

Không nên cho bé đóng bỉm tã cả ngày: việc này khiến trẻ khó chịu, da bị bí và tăng nguy cơ hăm da. Tốt nhất bạn nên chọn một số thời điểm trong ngày để cho bé được tự do không đóng bỉm, có thể lót khăn xô hoặc xi bé vệ sinh theo giò để da trẻ được thoáng và hạn chế hăm tã hơn, nhất là vào mùa hè nóng nực.

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Tuy không nguy hiểm và khó chữa nhưng những phát ban do tã bỉm (hăm tã) ở mông, háng và cơ quan sinh dục, phát ban ở cổ, nách thường gặp thường gây đau đớn, khó chịu cho trẻ nhỏ. Bệnh đơn giản cũng khiến trẻ biếng ăn, sút cân do ăn uống kém, mất ngủ; bệnh có thể là mầm mống cho các bệnh nhiễm trùng phát triển nếu không chữa hăm cho trẻ đúng cách và kịp thời. 

Những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Một số phương pháp chữa hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Về cơ bản, da của bé cần được thở và trong môi trường khô ráo, thoáng mát, không tổn thương do cọ xát thì sẽ nhanh chóng hết hăm. Khi bé đã bị hăm thì cần phải điều trị sớm để bé được thoải mái vận động, tránh ảnh hưởng đến việc ăn – ngủ – nghỉ của bé.

Khi trẻ đã bị hăm, bạn cần điều trị chứng hăm tã càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị chủ yếu là dùng kem, thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vùng da hăm và giữ vệ sinh da đúng cách.

Dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi hăm mà  trong thành phần có oxit kẽm sẽ làm giảm và khỏi dần chứng hăm tã. Sau mỗi lần thay tã bỉm, rửa sạch da trẻ bằng nước ấm, lau thật khô vùng da tiếp xúc với tã bỉm rồi bôi một lớp thuốc mỡ mỏng lên.

Nếu điều trị bằng thuốc mỡ, kem chống hăm trong vòng vài ngày không hiệu quả, thậm chí tình hình tệ hơn khi lây lan sang vùng da khác thì nên đưa bé đến bác sĩ khám và điều trị bằng kem chống nấm hoặc thuốc kháng sinh chuyên dụng.

Lưu ý: phát ban trên da (hăm) gần như vô hại lúc ban đầu nhưng nếu không được điều trị có thể gây nên những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng. Nhiễm nấm là khá phổ biến với những trẻ sử dụng kháng sinh bởi vì kháng sinh giết chết những vi khuẩn có lợi kiểm soát sự phát triển của nấm. Nấm ban đầu chỉ là một đốm nhỏ đỏ sau lan rộng dày đặc trên cả một vùng da. Nhiễm trùng thường kéo theo những cơn sốt mặc khác vùng bị nhiễm trùng sẽ chảy nước vàng hoặc có mụn mủ.

Ngoài ra còn một số cách chữa trị hăm bằng phương pháp tắm lá dân gian như tắm cho bé bằng là khế, lá trầu không, lá chè xanh,..có thể thực hiện ngay tại nhà và không tốn kém.

Kem chống hăm tốt cho trẻ sơ sinh

Trên thị trường có nhiều loại kem chống hăm da cho trẻ sơ sinh được bán tại các trung tâm cung cấp đồ cho bé sơ sinh hoặc tại các hiệu thuốc. Bạn có thể tìm mua một số loại kem chống hăm tã, hăm cổ cho trẻ sơ sinh được người tiêu dùng đánh giá hiệu quả cao dưới đây:

Kem chống hăm Bepanthen

Kem chống hăm Bepanthen 30g
Kem chống hăm Bepanthen 30g

Kem Bepanthen dạng mỡ được nhiều bố mẹ sử dụng và đánh giá cao khi phòng chống hăm da trẻ. Bố mẹ có thể lựa chọn mua kem chống hăm Bepanthen ở nhiều địa chỉ tin cậy, theo Web Hàng Tốt thì nên mua tại Shop Trẻ Thơ hoặc Lazada.vn.

Thành phần chính của kem Bepanthen gồm có chất Dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) có tác dụng cung cấp một số yếu tố cần thiết để tái sinh da, có tác dụng hỗ trợ điều trị các vết hăm, đồng thời có chứa các chất béo (có tá dược), X- PROTEGIN có tác dụng tạo một lớp màng không thấm nước, tránh da trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân hoặc lực cọ sát với bỉm tã. Kem trị hăm Bepanthen được bán ở dạng dạng tuýp 20 gram, 30 gram và 50 gram.

Ngoài tác dụng phòng chống hăm ở trẻ nhỏ, kem Bepanthen còn có hiệu quả trong việc làm dịu chứng rát đầu vú, nứt cổ gà cho mẹ. 

Kem chống hăm Bubchen 150ml cho trẻ em
Kem chống hăm Bubchen 150ml

Kem chống hăm Bubchen

Bên cạnh kem chống hăm Bepanthen thì kem Bubchen nhập khẩu từ Đức cũng được hầu hết các mẹ tin dùng trị bệnh hăm cổ, hăm tã cho bé.

Thành phần chính của loại kem chống hăm Bubchen gồm có Hoa cúc, sáp ong, chất Pathenol, quả cây Carite, tinh dầu hoa hướng dương.  Chúng có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công da trẻ đồng thời có dưỡng chất cung cấp ẩm độ, giữ cho làn da không bị khô và ngứa. Kem trị hăm ở trẻ nhỏ Bubchen được đóng trong hộp nhựa loại 20 ml, 150 ml và dạng tuýp khá tiện dụng.

Hướng dẫn sử dụng: Bôi kem chống hăm Bubchen vào vùng mông và bẹn trước và sau khi thay bỉm. Bôi, thoa kem ở những chỗ ngấn (nơi có nhiều mồ hôi, dễ gây hăm ở trẻ sơ sinh).

Mẹ có thể tham khảo giá và mua kem chống hăm Bubchen theo dung tích phù hợp tại đây.

Kem chống hăm Sudocrem

Các mẹ tin dùng kem chống hăm Sudocrem không chỉ vì sự an toàn và trị hăm tốt mà loại kem này còn làm được nhiều hơn thế, bạn có thể dùng để bôi vào vết cháy nắng, hoặc bôi để chữa các bệnh về ra như eczema, bed sores, sunburn, minor burns, surface wounds, acne and chilblains hoặc chữa bệnh trĩ (khi đang chảy máu).

Kem chống hăm Sudocrem
Ảnh: Hộp kem chống hăm Sudocrem cho bé

Thành phần chính của kem Sudocrem là kẽm oxid , lanolin, benzyl alcohol , benzyl benzoate , benzyl cinnamate. Chúng có tác dụng trị hăm tã, bỏng nhẹ, trị chứng da bị khô nứt, kích ứng da nhỏ như rôm sẩy, trầy xước, cháy nắng nhẹ …. Kem trị hăm Sudocrem được đóng gói dạng hộp 40 g, 60 g và 125 g. 

[affegg id=8]

Một số loại kem chống hăm cho trẻ em khác

Ngoài những loại kem chống hăm phổ biến trên thì bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm kem hăm của Sanosan, Chicco, Panaten, Abena…cũng khá hiệu quả và an toàn với bé.

Kem chống hăm Sanosan

Thành phần chính của kem chống hăm Sanosan gồm có tinh dầu olive, protein lacto có tác dụng ngăn ngừa khô da, kích thích tái tạo các tế bào da. Kem có tác dụng phòng tránh hăm tã, mẩn đỏ, trị các vết xây xát, hăm, ngứa… Hình thức đóng gói dạng tuýp 100 ml

Kem chống hăm Kaufmann’s

Thành phần chính của kem chống hăm Kaufmann’s là Zinc Oxide, Petrolatum, Lanolin, Parfum, d-Limonene, Geraniol…có tác dụng phòng ngừa mẩn ngứa, hăm kê, giảm viêm nhiễm, phục hồi nhanh vùng da bị hăm do phân và nước tiểu tấn công. Hình thức đóng gói dạng hộp dung tích 30 ml và 75 ml

Kem chống hăm Abena

Thành phần chính của Kem chống hăm Abena là Kẽm Oxit, có tác dụng làm săn da và sát khuẩn nhẹ, điều trị chứng da khô, ban do tã lót, nhiễm khuẩn da , hỗ trợ điều trị chàm, các vết bỏng nông, cháy nắng nhẹ…Ngoài ra, cũng có thể dùng để điều trị trứng cá, côn trùng châm đốt, vẩy nến, loét giản tĩnh mạch, vảy da đầu, chốc, nấm da, mẫn ngứa…. ở người lớn. Hình thức đóng gói dạng tuýp dung tích 110 ml

Kem chống hăm Septona

Thành phần chính của Kem chống hăm Septona là Olive oil, Panthenol, Aqua, Aloe, Hoa chuỗi ngọc, … có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm tốt, có tác dụng bảo vệ các chứng phát ban, các hiện tượng mẩn ngứa, rát đỏ, ngăn chặn chứng hăm da, dưỡng ẩm cho da và chống nhiễm khuẩn. Hình thức đóng gói: dạng tuýp dung tích 100 ml

Kinh nghiệm của mẹ bỉm sữa

Một số kinh nghiệm phòng và chữa trị hăm tã bỉm, hăm cổ của các mẹ bỉm sữa dưới đây do Web Hàng Tốt tổng hợp, mời các bố mẹ tham khảo.

kinh nghiệm phòng và chữa trị hăm tã bỉm, hăm cổ
Ảnh minh họa: Kinh nghiệm phòng và chữa trị hăm tã bỉm, hăm cổ cho bé

Kem chống hăm có thể bôi những vùng da nào?

Hầu như tất cả các loại kem chống hăm cho trẻ có thể bôi ở tất cả các vùng bị hăm, kể cả ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, kem chống hăm có thể coi là một loại mỹ phẩm, bố mẹ vẫn nên kiểm tra khả năng dị ứng, kích ứng trên da nhạy cảm của bé trước khi bôi trực tiếp vào vết phát ban mẩn đỏ.

Ý kiến của các mẹ bỉm sữa:

Bạn nên mua các loại kem chống hăm cho bé mà trong thành phần có chứa chất Lanolin và Dexpathenol, vừa có tác dụng tạo một lớp màng bảo vệ da bé lại có khả năng để hỗ trợ điều trị vùng da đã bị hăm, dưỡng ẩm và hỗ trợ cho sự tái tạo tế bào da của trẻ.

– Hãy bôi kem phòng hăm hàng ngày cho trẻ để giữ da trẻ luôn sạch sẽ và an toàn

– Có nhiều dạng chế phẩm trị hăm cho bé, nhưng tốt nhất là bạn nên chọn chế phẩm dạng kem hoặc dạng mỡ để dùng sẽ có hiệu quả cao, dạng bột và dạng nước kém hiệu quả.

– Không nên dùng phấn rôm để trị chứng hăm tã trẻ em vì chúng không có hiệu quả phòng trị hăm cho trẻ

– Luôn chú ý đến thành phần của kem để nhận biết kem có tác dụng phòng, phòng trị hay trị chứng hăm cho trẻ để dùng cho phù hợp. Dùng kem hăm có tác dụng phòng bệnh để bôi hàng ngày. Khi bé đã bị hăm, bạn cần đổi sang dùng loại kem có tác dụng phòng và trị hăm hoặc đổi sang hẳn loại kem trị hăm để chữa chứng hăm cho bé trước.

– Nên mua kem có thời hạn sử dụng dài vì bé sẽ dùng từ khi sơ sinh đến khi 2 tuổi. Chính vì thế, nếu mua loại có hạn sử dụng ngắn cỏ thể bạn sẽ phải bỏ phí hộp kem hăm khi chưa dùng hết.  

– Nên mua thăm dò loại có dung tích nhỏ nhất để sử dụng nhằm thăm dò phản ứng của da trẻ. Nếu kem phù hợp với trẻ, lần sau bạn sẽ mua loại có dung tích lớn sẽ tiết kiệm hơn, ngược lại, nếu bé không phù hợp thì cũng không quá lãng phí.

– Không được dùng chung một lọ kem hăm cho nhiều trẻ

– Nên cân nhắc chọn mua loại kem hăm dễ lấy, dễ bôi, dễ rửa

– Không nên mua những thuốc chống hăm có chất tạo mùi, tạo màu và có chất bảo quản vì làn da của trẻ mỏng hơn 5 lần so với da người lớn, trên có thể lại chính là nguyên nhân làm kích ứng da, làm trầm trọng thêm chứng hăm da của trẻ.

Lời kết

Hăm tã trẻ em là một chứng bệnh ngoài da, chúng sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu bạn chú ý chăm sóc da trẻ sơ sinh đúng cách. Mong rằng với các chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh sẽ biết cách giữ cho làn da của con luôn an toàn, nói “không” với chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn và bài viết những loại kem chống hăm, cách phòng và chữa trị hăm cho trẻ sơ sinh để mọi người cùng nâng cao hiểu biết về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tham khảo kem chống hăm bán chạy tại Tiki

[content-egg module=AE__tikivn]

Bạn có đồng ý với thông tin trong bài viết này?

Hãy để lại bình luận, đánh giá hoặc chia sẻ bài viết này để nhiều người biết tới ý kiến của bạn nhé.

Mọi thông tin phản ánh, liên hệ hợp tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đăng sản phẩm uy tín, chất lượng tại đây: lienhe@webhangtot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *