Ngủ trưa không chỉ giúp cơ thể nghỉ ngơi sau nửa ngày làm việc, đây còn là cách giúp bạn bảo vệ hệ tim mạch, kích thích sự sáng tạo và khỏe đẹp hơn. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng, lợi ích của giấc ngủ trưa để trả lời cho các câu hỏi: Tại sao nên ngủ trưa? Vì sao phải ngủ trưa ? và ngủ trưa như thế nào cho đúng cách ?

Theo các nghiên cứu khoa học, trung bình mỗi người một ngày phải ngủ từ 7 – 8 giờ đồng hồ mới đảm bảo đủ năng lượng làm việc vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại áp lực công việc tăng lên khiến thời gian dành cho giấc ngủ của mỗi người ngày càng tỷ lệ nghịch số lượng công việc. Vì vậy, để bù lại thời gian thiếu hụt cho giấc ngủ vào ban đêm, chúng ta nên có một giấc ngủ trưa hợp lý.

Gợi ý cho bạn!

ideaGhế ngủ tại văn phòng giúp bạn cải thiện giấc ngủ trưa nhanh hơn, sâu hơn, giảm đau cổ và thoái hóa cột sống. Sản phẩm đạt Cúp vàng thương hiệu Thăng Long và được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng.

XEM SẢN PHẨM

Lợi ích của ngủ trưa cho cơ thể bạn?

Sảng khoái sau giấc ngủ trưa

 

Ngủ trưa có rất nhiều lợi ích như giúp giảm mệt mỏi, chống stress, cải thiện trí nhớ, tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung, giảm bệnh tim mạch, đặc biệt cân bằng lại hoạt động của não bộ. Đặc biệt, đối với những người do đặc thù công việc phải lao động chân tay hay trí óc nhiều về đêm. Một giấc ngủ ngắn trong ít phút sẽ giúp cho chúng ta bớt đi cảm giác buồn ngủ.

Ngủ trưa tốt cho hệ tim mạch

Ngủ trưa thường xuyên ít nhất 3 lần 1 tuần, sẽ giúp bạn giảm tới 30% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tại sao vậy? Bởi vì giấc ngủ trưa giúp bạn bớt stress, mà đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim.

Ngủ trưa kích thích sự sáng tạo

Sau khi ngủ trưa cơ thể con người tiết ra 2 loại hooc môn có tác dụng điều hòa nhịp tim, cải thiện khả năng làm việc của trí óc khiến con người cảm thấy phấn trấn đầu óc minh mẫn. Trạng thái thú vị này lại không xuất hiện sau giấc ngủ ban đêm. Đặc biệt những ý tưởng độc đáo thường xuất hiện bất ngờ sau giấc ngủ trưa. Ngủ trưa chính là một liều thuốc kích thích đặc biệt giúp bạn sáng tạo hơn.

Ngủ trưa tạo ra sự cân bằng não bộ và nhịp sinh học

Về não bộ và vận động sinh học, khi làm việc liên tục không có lúc nghỉ thì cơ thể sẽ tích tụ sự mệt mỏi. Sự gắng sức không những làm tiêu hao sinh lực mà còn tạo ra nhiều hóa chất cặn bã và chất độc làm tê liệt hệ thần kinh. Tác hại này chỉ có thể được giải trừ bằng một giấc ngủ đầy đủ. Trong một ngày, hoạt động trí não của con người thường giảm dần đến 13h và tăng trở lại vào khoảng 17h-21h. Như vậy, giấc ngủ trưa giúp con người thích ứng với nhịp độ sinh học.

Ngủ trưa trong thời gian bao lâu?

Đồng hồ

15 – 20 phút. Theo phân tích của các chuyên gia , thời gian lý tưởng cho giấc ngủ trưa từ 15 – 20 phút. Khoảng thời gian ngắn ngủi này giúp bạn thư gian, thoải mái ngăn bạn tiến vào giấc ngủ sâu nhưng cũng đủ giúp bạn tỉnh táo sau khi thức dậy. Nếu bạn ngủ quá lâu >1,5 giờ – cơ thể sẽ rơi vào tình trạng ngủ sâu, lúc đó, nếu bị đánh thức hoặc buộc phải thức dậy bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại.

Ngủ như thế nào cho đúng cách?

Nhiều người có thói quen ngủ gục xuống bàn làm việc hay ngả người ra ghế tựa để chợp mắt dẫn đến mệt mỏi, đau cổ. Việc ngủ không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau cổ và khiến cơ thể nhức mỏi thường xuyên.

Dù vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra một tư thế mẫu nào để ngủ do cấu tạo cơ thể mỗi người khác nau. Tuy nhiên, nằm ngửa là tư thế ngủ được đánh giá tốt nhất, hiện có đến 70 – 80% số người trên thế giới lựa chọn tư thế này để ngủ. Vì vậy, bạn có thể tập ngủ trưa với tư thế nằm ngửa nhưng lưu ý là phải nằm thẳng người, thả lỏng tay chân để cơ bắp nghỉ ngơi và thở nhịp nhàng.

Những lưu ý khi ngủ trưa

Lợi ý của việc ngủ trưa là rất lớn, tuy nhiên nếu ngủ trong một nơi ồn ào hoặc khi vừa mới ăn xong hoặc vừa mới sử dụng các chất kích thích có thể dẫn đến một giấc ngủ không ngon. Vì vậy, một số điểm cần chú ý dưới đây sẽ giúp bạn phát huy tối đa hiệu quả một giấc ngủ trưa.

Lưu ý:

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi ăn từ 10 – 20 phút
  • Giữ tinh thần thoải mái không suy nghĩ gì khi ngủ
  • Hạn chế ngủ trưa ở nơi có nhiều tiếng ồn
  • Không nên ăn quá no hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê,..
  • Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp để tránh bị căng cơ, mệt mỏi sau khi dậy
  • Nên ngồi tại chỗ khoảng 1 – 3 phút để tỉnh táo rồi mới đứng dậy

Tham khảo một số loại ghế ngủ trưa tại văn phòng giúp cải thiện giấc ngủ, giảm thoái hóa cột sống và đốt sống cổ.

 

Ghế ngủ trưa tại văn phòng
Ghế ngủ trưa tại văn phòng giúp ngủ sâu giấc, chống thoái hóa cột sống, đột sống cổ

XEM SẢN PHẨM

 

Bạn có đồng ý với thông tin trong bài viết này?

Hãy để lại bình luận, đánh giá hoặc chia sẻ bài viết này để nhiều người biết tới ý kiến của bạn nhé.

Mọi thông tin phản ánh, liên hệ hợp tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đăng sản phẩm uy tín, chất lượng tại đây: lienhe@webhangtot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *